Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến thị trường bất động sản thế giới
19/03/2021Theo các chuyên gia bất động sản, dịch bệnh Covid – 19 đã khiến thị trường bất động sản trầm lắng, nhưng vẫn có cơ hội phát triển sau dịch. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang phải đối mặt với những thách thức trước tác động của làn sóng Covid-19 thứ 2, nhiều nhà đầu tư có tâm lý thăm dò và chờ đợi bắt đáy thị trường.
Nếu phải có một đợt giãn cách xã hội lần 2, nguy cơ thị trường sẽ lại tiếp tục rơi vào trạng thái tạm dừng. Các doanh nghiệp bất động sản vừa trải qua đợt khó khăn, mới hoạt động trở lại sau vài tháng thì tiếp tục gặp dịch bệnh nên sự tổn thất về nhân sự, tài chính sẽ khá lớn. Các sàn giao dịch bất động sản, nhân viên môi giới sẽ còn khó khăn hơn vì không có nguồn cung để chào hàng, không có khách để giao dịch dẫn tới không có doanh thu. Nguy cơ số doanh nghiệp, sàn giao dịch phá sản có thể tăng lên. Hãy cùng Oet tìm hiểu chi tiết nhé.
Nền kinh tế sẽ bị gián đoạn theo diện rộng
Phân tích về tác động của dịch bệnh với thị trường bất động sản
Savills Châu Á – Thái Bình Dương vừa công bố bản báo cáo với những phân tích chuyên sâu về tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với thị trường bất động sản.
Theo các chuyên gia, còn rất nhiều điều chưa thể dự đoán chính xác. Tuy nhiên mỗi phân khúc bất động sản đều đang có những biện pháp khác nhau nhằm đối phó với Covid-19 trong thời gian ngắn và dài hạn.
Trong thời điểm thế giới đang có những căng thẳng về thương mại. Cùng nhiều diễn biến xã hội bất ổn, dịch bệnh. Do Covid-19 đã bất ngờ xuất hiện gây thêm áp lực cho nền kinh tế trong nước. Và làm suy yếu những triển vọng cho thị trường bất động sản.
Nhiều bài viết so sánh sự tương đồng giữa dịch Covid-19 và đại dịch SARS năm 2003. Như hai dịch bệnh gây hàng loạt ảnh hưởng đối với nền kinh tế. Xuất phát từ Trung Quốc sau đó nhanh chóng lan tới các vùng lãnh thổ khác.
“Dịch SARS xuất hiện vào thời điểm khi thị trường bất động sản đang ở thời kỳ suy thoái. Khác với Covid-19 hiện tại khi thị trường bất động sản đang trên đà phát triển. Điều này có thể gây ra những gián đoạn kinh tế theo diện rộng”.
“Vai trò của Trung Quốc ngày nay đã thay đổi và mạnh hơn nhiều đối với nền kinh tế toàn cầu. Việc ngắt kết nối với Trung quốc sẽ gây ra những hậu quả nặng nề cho ngành sản xuất. Vượt xa khu vực Châu Á”, báo cáo của Savills Châu Á Thái Bình Dương nêu rõ.
Ảnh hưởng của dịch bệnh đến nền kinh tế nói chung
Theo Savills Châu Á – Thái Bình Dương, chủng virus Corona mới có thể sẽ tiến triển theo thời gian. Tương tự như SARS và sẽ thoái trào vào những tháng hè khi thời tiết ấm áp hơn. Sau đó mọi việc sẽ quay lại nhịp sống bình thường.
Đến nay, các dấu hiệu khó khăn lan rộng trong lĩnh vực đầu tư. Vẫn chưa được cụ thể hóa và nhiều khả năng chủ đầu tư sẽ phải quyết định chờ đợi cho sự kiện này trôi qua. Nếu tài sản, tiềm lực tài chính của họ vẫn trong khả năng kiểm soát.
Những nguyên tắc cơ bản của thị trường sẽ không thay đổi. Một sự bùng nổ kéo dài qua tháng 6, một đại dịch hoặc các thay đổi đột biến là những yếu tố làm ảnh hưởng đến sự linh hoạt của thị trường. Đây có thể là nguyên nhân của một số thương vụ mua bán, chuyển nhượng ở quy mô lớn. Giá thuê sẽ có thay đổi dựa vào các điều kiện thị trường.
Các chủ đầu tư thương mại cần xem xét những phương pháp hỗ trợ ngắn hạn cho các khách thuê. Các biện pháp trước đây của chính phủ nhằm giải quyết vấn đề bong bóng tài sản. Có thể được giữ lại và xem xét nếu cần thiết, trong khi những phương án mới cần được đề xuất. Sẽ có một số tác động gây ảnh hưởng dài hơn. Làm tăng tốc những thay đổi mang tính công nghệ trong cách sống, làm việc và mua sắm của người dân.
Bất động sản Việt Nam và các nước bị ảnh hưởng ra sao?
Nghiên cứu sâu hơn vào thị trường bất động sản Việt Nam, ông Troy Griffiths. Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam nhận định, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giao hàng tại nhà là những phân khúc ghi nhận tăng trưởng trong khi sự tăng trưởng của ngành bán lẻ và du lịch được dự báo sẽ sụt giảm.
Tại Hồng Kông, các chủ đầu tư mặt bằng bán lẻ đang giảm giá thuê tới 40%. Tuy nhiên, với thị trường Việt Nam, phương án này có thể không cần thiết. Việt Nam là quốc gia đầu tiên công bố hết dịch SARS năm 2003. Và sẽ tiếp tục thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh lần này.
“Về lâu dài, khi Việt Nam thành công trong việc khống chế và kiểm soát dịch bệnh, ngành du lịch sẽ được hưởng lợi rất lớn từ vị thế của một điểm đến thân thiện, an toàn. Sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư trong khu vực sẽ dành lợi thế cho Việt Nam và việc trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng”, ông Nguyễn Hồng Sơn nói.
Nguồn: dantri.com.vn