Cách bố trí gian nhà bếp theo phong thủy
21/03/2021Nhà bếp nên đặt ở vị trí “tọa hung hướng cát”: có nghĩa là nằm ở hướng dữ nhưng nhìn về phương lành để bếp nấu có thể hỗ trợ áp chế những luồng khí gây bất lợi cho gia chủ. Khí dương mà lửa bếp sinh ra có thể điều hòa các loại khí bất lợi khác, giúp cải thiện được phong thủy của căn nhà một cách rất hiệu quả.
Bạn đang sở hữu một không gian nhà bếp? Bạn đang băn khoăn chưa biết cách bố trí phòng bếp như thế nào sao cho các thiết bị bếp, các đồ dùng và dụng cụ bếp nấu nướng vừa hợp phong thủy lại vừa hợp lý thuận tiện khi sử dụng, mang đến vận may tài lộc và nét thẩm mỹ cho không gian bếp gia đình bạn
Bố trí vật dụng trong phòng bếp phù hợp với âm dương ngũ hành sẽ giúp gia đình bạn rước lộc vào nhà cả năm. Hãy cùng Oet tìm hiểu về chủ đề này, Oet rất vui khi cung cấp thông tin này đến các bạn.
Xem vị trí phong thủy hướng bếp theo mệnh
Một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi bố trí bếp hợp phong thủy; đó chính là xác định hướng bếp phù hợp với tuổi của gia chủ. Bên cạnh đó gia chủ cần sắp xếp bếp sao cho phù hợp để không bị các không gian khác làm ảnh hưởng. Để làm được điều đó, hãy lưu ý các vấn đề sau:
- Khi đặt bếp không nên để bếp có vị trí ngược với hướng nhà, lưng bếp cần quay về hướng cửa. Tuy nhiên, gia chủ cần sử dụng vách ngăn để tránh việc mở cửa ra là nhìn ngay thấy bếp.
- Không nên đặt bếp nấu cạnh cửa sổ; hoặc để các vật nhọn chĩa hướng trực tiếp vào bếp. Điều này ảnh hưởng đến khòa khí gia đình.
Cách bố trí bếp theo mệnh gia chủ:
- Mệnh Kim: thiết kế bếp cho những gia chủ mệnh Kim thì theo hướng Tây; sẽ giúp gia chủ thêm nhiều may mắn và bình an.
- Mệnh mộc: bố trí phong thủy phòng bếp cho gia chủ mệnh Mộc nên có hướng cửa chính của bếp; là hướng Nam, Đông hoặc đông Nam sẽ thu hút tài lộc vào nhà.
- Mệnh Thủy: Hướng bếp phù hợp với người mệnh Thủy là hướng Bắc; Đông tứ trạch như Đông Nam hoặc hướng Nam cũng rất tốt.
- Mệnh Hỏa: Gia chủ mệnh HỎa nên đặt bếp theo hướng Nam; Tây Nam hoặc Đông Bắc để tài vận hanh thông và sự nghiệp thăng tiến
- Mệnh Thổ: Hướng bếp cho người mệnh Thổ phù hợp với hướng Tây Bắc; Đông Nam để gia tăng tài khí, công việc thuận lợi.
Cách đặt bếp và bồn rửa
Bếp và bồn rửa là 2 khu vực có khung hành đối lập nhau. Bếp thuộc hành hỏa còn bồn rửa là hanh thủy. Vậy nên, để thiết kế bếp phù hợp phong thủy, gia chủ càn bố trí làm sao hợp lý để tránh các yếu tố đối lập xung khắc gây bất hòa trong gia đình gia chủ. Theo khoa học lẫn phong thủy bếp thì khoảng cách tối thiểu giữa bếp và bồn rửa thường là 60cm. Ngoài ra, gia chủ cũng không nên để chậu với tủ lạnh quá gần nhau hoặc đối diện với bếp nấu.
Bồn rửa thuộc hành thủy cho nên gia chủ nên ưu tiên bố trí ở phía Bắc, Đông Nam hoặc Đông là phù hợp. Với bếp nấu là hành hỏa nên đặt lại hướng Nam, Đông hoặc Đông Nam. Nếu đặt chúng đúng cách, gia chủ sẽ trung hòa hai yếu tố thủy và hỏam từ đó mang lại sự bình yên trong gia đình. Ngoài ra, bếp theo phong thủy cũng cần được đặt tại vị trí “tạo hung hướng cát” để hóa giải những tai ương, tai ách trong cuộc sống.
Bếp và tủ lạnh
Tủ lạnh thuộc mệnh kim còn bếp thuộc mệnh hỏa được biết đến là mối quan hệ tương sinh, đặt chung một không gian sẽ giúp cân bằng vượng khí và tạo nên sự thịnh vượng. Do đó, tủ lạnh phải quay về hướng Đông Nam hoặc hướng Bắc chính là hướng lành. Ngoài ra, tủ lạnh cũng không nên đặt sát bếp nấu vì dễ gây nguy hiểm trong quá trình nấu nướng, không cần bằng được thẩm mỹ không gian và ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.
Cách bố trí gian bếp phong thủy theo bố cục
Kiểu dáng bếp thường phụ thuộc vào điều kiện mặt bằng mà gia chủ sở hữu. Kiểu bếp phù hợp sẽ mang lại cho bạn không gian khoa học, phù hợp và thẩm mỹ.
- Kiểu bếp chữ I: Đây là dáng bếp rất phù hợp với những không gian có diện tích hạn chế. Với bếp chữ I, bồn rửa sẽ được đặt ở giữa tủ lạnh và bếp nấu. Đây là cách sắp đặt phù hợp với thói quen của những người sử dụng.
- Kiểu bếp chữ L: Là cách bạn sắp đặt bếp ở sát góc tường vuông góc liền kề. Kệ và tủ bếp cũng được sắp xếp nối liền và bẻ góc 90 độ giúp tận dụng không gian triệt để và mang lại cảm giác thoáng rộng. Đây cũng là kiểu bếp được áp dụng cho nhà có diện tích tốt như biệt thự, nhà phố hoặc chung cư.
- Kiểu bếp chữ U: Đây là kiểu bếp phù hợp với những ngôi nhà có diện tích lớn. Kiểu bếp này cũng mang lại cho không gia bếp mô hình quy tắc tam giác bếp khi taoh các khoảng cách tối từ từ: tủ lạnh – bồn rửa – bếp. Tủ bếp cũng tạo chiều sâu với sức lưu trữ lớn.
- Kiểu dáng bếp song song: Đây là cách bài trí bếp thường thấy trong các căn hộ chung cư khi đồ dùng bếp được sắp đặt 1 bên tường và dành lối đi ở giữa. Cách này có thể cho phép nhiều người tham gia nấu nướng, giảm khoảng cách 3 khu vực của tam giác bếp.
Một số lưu ý trong phong thủy khi đặt bếp
- Nhà bếp không nên ở trong trung tâm ngôi nhà
- Nhà bếp không nên đặt trước nhà
- Nhà bếp không nên đặt bên ngoài nhà
- Nhà bếp không nên đối mặt với cửa trước
- Phòng vệ sinh không đối mặt với bếp
- Nhà bếp không đặt kế phòng vệ sinh
- Nhà bếp không nên đối diện với phòng ngủ
- Nhà bếp không nên đặt dưới phòng ngủ
- Nhà bếp không đặt dưới nhà vệ sinh
- Nên đặt bếp có tường ở phía sau bếp
- Vòi nước bị rò rỉ gây ra sự mất mát về tài chính
Những cây trồng hợp lý trong gian bếp
Sử dụng cây xanh trong bếp là cách bố trí bếp phong thủy vô cùng hữu ích. Bên cạnh công dụng tạo thẩm mỹ, không gian tươi mới, cây xanh còn giúp mang lại vượng khí cho ngồi nhà. Có rất nhiều loại cây phù hợp với không gian nhà bếp ví dụ như các loại rau ăn được, cây thanh lọc không khí,…Một số gia chủ còn chủ động tạo ra các ban công kề phòng bếp để trồng các loại cây rau như húng quế, chanh, mùi tây, bạc hà, hành,… để tận dụng khi nấu nướng và còn đảm bảo được chất lượng.
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể sử dụng các cây thanh lọc không khí để xua bớt đi mùi thức ăn như: lan ý, hoa nhài,..
Nên thiết kế gian bếp diện tích bao nhiêu m2 là hợp lý?
Tại Việt Nam phòng bếp tối thiểu theo tiêu chuẩn; ít nhất phải được 12m2, đủ để bố trí các thiết bị sử dụng và đặt bàn ăn, cùng với lối đi nhỏ. Ngoài ra các diện tích bếp như 15m2, 20m2, 22m2, 25m2, … hiện đang được nhiều gia đình sử dụng. Với những gia đình ít người, diện tích nhỏ hẹp như nhà phố; hay chung cư thì sẽ thiết kế bếp nhỏ. Những căn biệt thự lớn,có đông người thì sẽ thiết kế những phòng bếp lớn.
Nguồn: nadudesign.com