Địa hình tạo nên kiến trúc nhà ở khác nhau

Địa hình tạo nên kiến trúc nhà ở khác nhau

24/03/2021 0 Nguyễn Thị Hoài 1,285

Địa hình trên thế giới chia thành các khu vực khác nhau. Mỗi khu vực có một đặc điểm khí hậu địa hình riêng. Bên cạnh đó, phong tục tập quán và phong cách sống của mỗi vùng miền cũng khác nhau. Chính những điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc nhà ở. Mỗi khu vực có một kiểu mái nhà khác nhau, lựa chọn vật liệu khác nhau.

Hãy cùng khám phá những kiểu nhà khác nhau. Bạn sẽ hiểu được cách sinh sống của mỗi nơi trên thế giới.

Hãy cùng Oet tìm hiểu chủ đề này. Oet rất vui khi cung cấp thông tin đến các bạn.

Nhà trong hang động (Matmata, Tunisia)

dia-hinh

 

Ở Matmata, Tunisia, nhà trong hang động – những ngôi nhà cổ này được xây dựng nên bằng đá sa thạch. Nó giúp mọi người sống thoải mái từ năm này qua năm khác. Nơi này được coi là thành phố trong hang động. Nếu bạn để ý thì đây chính là địa điểm để quay các phân cảnh của bom tấn “Chiến tranh giữa các vì sao”.

Những ngôi nhà truyền thống này được xây dựng ngầm dưới đất cách đây nhiều thế kỷ. Nó để tránh nóng và gió trên sa mạc. Hiện nay, nhiều ngôi nhà trong hang động ở các địa điểm trên thế giới. Họ đã biến thành những khách sạn trong hang độc đáo.

Rondavels / Nhà tròn (Lesotho, Nam Phi)

Nằm ở Nam Phi, những ngôi nhà tròn này chỉ là những chiếc lều đơn lẻ lại rất được ưa chuộng. Tính bản địa. Bởi chúng được xây dựng từ những vật liệu tự nhiên. Có nguồn gốc địa phương. Giống như lều tuyết, Rondavels truyền thống được sử dụng như chỗ ở tạm thời khi đi săn.

Ngày nay, những ngôi nhà tròn này được xây dựng. Cải biên nhiều để phù hợp với tính thẩm mỹ. Hơn nữa cũng rất nhiều người đặc biệt quan tâm rondavels nhờ việc tiết kiệm được không gian và năng lượng.

Nhà sàn (Campuchia, Đông Nam Á)

Nhà sàn

Đặc trưng của Đông Nam Á là những cơn mưa nhiệt đới. Do vậy, những ngôi nhà mái lớn, dốc thường được dựng lên không. Những để tránh mưa mà còn tránh được cái nóng khắc nghiệt. Bạn dễ dàng tìm thấy các buôn làng, cộng đồng nhà sàn được dựng lên trên cao. Cách mặt đất một khoảng nhất định bằng những tấm ván để bảo vệ cư dân và tài sản khỏi lũ lụt.

Những ngôi nhà này cũng được thiết kế vừa đủ cao để tránh sâu bọ xâm nhập, cụ thể là rắn và côn trùng.

Mặc dù xuất hiện nhiều ở Việt Nam, Campuchia hay Đông Nam Á nhưng các nước ở Tây bán cầu cũng xuất hiện. Mô hình này để chống chịu với thiệt hại của bão gió. Loại nhà này được cho là lần đầu tiên sử dụng ở phương Tây bởi các bộ lạc bản địa Châu Mỹ.

Yurts (Kyrgyzstan, Trung Á)

Yurts – lều di động truyền thống làm bằng da động vật. Nó đã được những người du mục Trung Á sử dụng trong nhiều thế kỷ. Trước đây, mô hình này được dùng làm nơi trú ẩn tạm thời. Các phương pháp xây dựng hiện đại và khả năng tiếp cận vật liệu mới đã biến những căn yurts thành nơi ở lâu dài.

Nhà ngầm (Coober Pedy, Úc)

Thị trấn Coober Pedy được coi là nơi khô hạn nhất của lục địa khô hạn nhất trái đất. Thị trấn có tuổi đời hơn 1 thế kỷ này tồn tại bằng cách sinh sống và phát triển trong những ngôi nhà dưới lòng đất.

Sở dĩ người dân lựa chọn cách thức này bởi mùa hè ở đây quá khắc nghiệt. Bạn sẽ chẳng thể nào chịu được quá 5 phút dưới cái nóng lên đến gần 50 độ C. Mọi hoạt động đều diễn ra dưới lòng đất. Nó vẫn có những hình ảnh được trang trí bằng đất đá, chạm khắc tinh tế trong hang động. Và điều tất yếu cho một khu thị trấn. Đó chính là không hề thiếu bất cứ tiện nghi nào, từ cửa hàng, phòng bida, quán bar, bể bơi, bảo tàng nghệ thuật…

Igloos (Đảo Baffin, Canada)

Mặc dù không còn thịnh hành như trước đây nhưng những lều tuyết . Những người đam mê hoạt động ngoài trời sử dụng làm nơi trú ẩn. Igloos được xây dựng khéo léo từ lớp tuyết nén, cách nhiệt, các phòng ở băng giữ ấm cho cư dân. Bằng cách ngăn những cơn gió khắc nghiệt và đặt một đống lửa nhỏ ở giữa.

Lều tuyết có mối liên hệ sâu sắc với lịch sử và văn hóa của người Inuit. Dễ dàng tìm thấy ở đảo Baffin, Canada và các địa điểm tuyết rơi dày ở Bắc Mỹ.

Nhà Honai (Indonesia)

Honai là nhà truyền thống của cộng đồng miền núi ở miền trung Papua, Indonesia. Phần thân chính tròn trịa của các trụ được làm từ ván gỗ đơn giản, mái tranh lợp cọ. Các tường bên trong được đan bằng tre đan cách nhiệt.

Nhà Honai điển hình có đường kính khoảng 4 – 6 mét, cao 5 – 7 mét. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng sức chứa của ngôi nhà này cũng lên đến 5 – 10 người.

Nhà Hanok (Hàn Quốc)

Nhà Hanok truyền thống của người Hàn Quốc có nguồn gốc từ thế kỷ 14, dưới triều đại Joseon. Về mặt văn hóa, các KTS thời xưa cũng phải xem đến các yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”. Trong mối quan hệ với môi trường, đất đai và thậm chí cả các mùa trong năm.

Để thích hợp với khí hậu lạnh giá. Điểm đặc biệt của Hanok là hệ thống sưởi dưới sàn được gọi là ondol. Sử dụng hệ thống ống dẫn bên dưới sàn đá của phòng với hơi nước nóng được thoát ra từ lò sưởi trong bếp.

Một yếu tố khác trong ngôi nhà truyền thống của xứ sở kim chi là các tấm ván lót sàn. Được thiết kế sao cho duy trì một khoảng không nhất định so với mặt đất để không khí tự do lưu thông.

Ngôi nhà hanok lý tưởng là được xây dựng ở thế “tựa sơn hướng thủy” và có đường mái cong nhẹ. Đôi khi để lộ các thiết kế công phu ở mặt dưới.

Kiểu nhà kiến trúc Cape Dutch (Nam Phi)

Những ngôi nhà kiểu này thường thấy ở Tây Cape Nam Phi, được xây dựng theo phong cách Cape Dutch, giống với những ngôi nhà phố ở Amsterdam. Chúng xuất hiện ở các địa điểm người Hà Lan từng định cư trong thế kỷ 17, nhưng nhiều người vẫn đang sinh sống ở các thị trấn lịch sử như Stellenbosch, Paarl, Swellendam, Tulbagh và Graaff-Reinet.

Kiến trúc này đặc trưng bởi các đầu hồi tròn, được trang trí công phu, tường quét vôi trắng, cửa chớp bằng gỗ và mái tranh.

Nhà tí hon (Portland, Oregon)

Portland, Oregon không chỉ nổi tiếng với những chiếc xe thức ăn. Những nhân vật kỳ lạ mà đang nhanh chóng trở thành “thủ phủ” của những ngôi nhà tí hon ở nước Mỹ. Ngày càng nhiều lựa chọn những ngôi nhà nhỏ độc đáo để trải nghiệm. Vì vậy, xu hướng nhà tí hon đang trở thành tâm điểm của sự chú ý. Các cộng đồng dành riêng cho nhà tí hơn đã xuất hiện ở Hoa Kỳ, cụ thể là Portland, Oregon.

Những ngôi nhà nhỏ này dễ dàng lắp ráp, di chuyển và tương đối rẻ. Đồng thời đây là “nam châm” thu hút những người quan tâm đến nhà ở kích thước nhỏ.

Nhà Victoria và Edwardian (San Francisco, California)

Ngoài vị trí địa lý đồi núi, San Francisco còn được biết đến với những ngôi nhà từ thời Victoria và Edward. Với cửa sổ lồi và lối trang trí công phu. Hầu hết những ngôi nhà đầy màu sắc  này được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy dãy nhà trên đường Steiner. Nơi đây từng là bối cảnh cho khoảng 70 bộ phim, chương trình truyền hình và quảng cáo.

Ngày nay, chúng có thể được tìm thấy trên khắp thành phố.

Tòa nhà Adove (Acoma, New Mexico)

Nằm trên một trung tâm thương mại, Acoma Pueblo là một di tích lịch sử ở New Mexico. Người Acoma đã sinh sống ở đây gần 2.000 năm. Bắt đầu xây dựng những ngôi nhà có bậc thang bằng gạch không nung từ thế kỷ 17.

Ngày nay, khoảng 300 ngôi nhà bằng gạch bùn này tồn tại ở Acoma.

“Gingerbread” Cottages (Martha’s Vineyard, USA)

Được đặt tên theo loại kẹo Giáng sinh truyền thống. Những ngôi nhà “bánh gừng” ở Martha’s Vineyard trông như những tác phẩm được lấy ra từ cuốn truyện ngọt ngào. Theo Around The Worlds L, những ngôi nhà bằng gỗ này đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và được bài trí tựa như “Gothic của tay thợ mộc” do được trang trí vô cùng công phu, tỉ mẩn.

Canal Boats (London, Anh)

Trong khi hầu hết người dân London sống tại những ngôi nhà được xây dựng trên đất liền. Giống như phần còn lại của thế giới. Một bộ phận lại lựa chọn cuộc sống lênh đênh trên thuyền.

Regent’s Canal – một tuyến đường thủy gần chín dặm. Là quê hương của cộng đồng người sinh sống bằng những con thuyền. Đây là một lựa chọn thay thế ít tốn kém cho những căn hộ và nhà ở đắt tiền ở London. Nhà thuyền đang ngày càng trở thành phương thức phổ biến để sống và làm việc ở thủ đô.

Tuy nhiên, trước khi lựa chọn và chuyển đến sống ở những chiếc thuyền nhỏ hẹp này. Hãy đảm bảo rằng mình đã được đào tạo bài bản qua khóa sống du mục bởi luật địa phương quy định. Những cư dân ở đây không thể “ở trong cùng một khu phố quá 14 ngày”.

Nguồn: kienviet.net