EVFTA có tác động như thế nào đến ngành nhựa ở nước ta
20/03/2021Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA – EU-Vietnam Free Trade Agreement) là một trong những hiệp định tham vọng nhất mà EU từng ký với một quốc gia đang phát triển. Tại ASEAN, Việt Nam là nước thứ hai sau Singapore tiến hành kí kết một hiệp định thương mại; có quy mô và tầm vóc như vậy với EU với giá trị thương mại; mà hiệp định này mang lại có thể lên đến gần 50 tỉ euro (tương đương 56 tỉ USD). Vậy các doanh nghiệp Việt Nam, mà cụ thể hơn là các doanh nghiệp ngành nhựa sẽ thay đổi gì; khi những hiệp định này được đưa vào thực thi? Cùng Oet tìm hiểu chủ đề này nhé.
Top 10 các nguồn cung ứng ngoại khối
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch XK nhựa liên tục tăng mạnh những năm gần đây; tốc độ tăng trưởng trung bình 14 – 15%/năm. Các sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện nay đã có mặt tại hơn 150 thị trường trên thế giới. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế, hiện các sản phẩm nhựa nội khối của EU; hiện đang có ưu thế hơn so với hàng nhập khẩu (NK). Tuy nhiên, tại thị trường EU các sản phẩm bao bì nhựa của Việt Nam hiện có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm bao bì nhựa; từ các nước khác trong khu vực như: Thái Lan, Trung Quốc; do không bị đánh thuế chống bán phá giá từ 4 – 30%.
NK từ Việt Nam vào EU-28 đứng trong Top 10 các nguồn cung ứng ngoại khối; đạt 930,6 triệu USD trong năm 2019, tăng 5,2% so với năm 2018; chiếm 0,4% tổng kim ngạch NK mặt hàng này vào EU. Nhựa, sản phẩm từ nhựa của Việt Nam XK sang EU chủ yếu tới các thị trường như: Đức, Pháp, Italy, Anh, Bỉ; với các sản phẩm chính gồm các mã HS: 3923, 3926, 3907.
Cơ hội từ EVFTA
Theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương), đa số các mặt hàng nhựa đang chịu thuế cơ bản 6,5% sẽ được giảm về 0%; ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Để được hưởng ưu đãi thuế quan, các nhà XK phải bảo đảm hàng hóa đáp ứng đủ và đúng yêu cầu của Hiệp định về quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa. Tuy nhiên, đối với nhựa và sản phẩm nhựa EVFTA quy định về tiêu chí xuất xứ khá linh hoạt.
Theo đó, cho phép sử dụng tối đa 50% nguyên liệu không có xuất xứ trong quá trình sản xuất; hoặc tiêu chí xuất xứ là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số; trong đó cho phép được sử dụng tối đa 20% nguyên liệu không xuất xứ cùng nhóm (4 số) với sản phẩm.
Quy tắc xuất xứ hàng hóa linh hoạt với sản phẩm nhựa XK sang EU; tạo lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam; bởi xét về góc độ cạnh tranh, các DN trong nước hiện vẫn bị động do nguyên liệu sản xuất ngành nhựa; đang phụ thuộc phần lớn vào NK.
Theo thống kê, để đáp ứng thị trường nội địa và XK; mỗi năm ngành nhựa Việt Nam phải NK hàng triệu tấn các loại nguyên liệu như: PE, PP, PS… Tuy nhiên, khả năng trong nước hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng từ 15 – 35% nhu cầu nguyên phụ liệu.
Một vấn đề nữa được Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ đề cập đến đó là xu hướng chuyển sang sử dụng bao bì nhựa tự hủy, thân thiện với môi trường (P.E.T) ;đang ngày càng phổ biến tại EU. Đây là một thách thức đối với ngành nhựa Việt Nam. Bởi vì khi cơ cấu XK của ngành, các sản phẩm bao bì truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Nhận định của các chuyên gia
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, hiện một số DN đã chủ động chuyển sang sản xuất nguồn nguyên liệu P.E.T; thu được hiệu quả cao và bước đầu XK ra nhiều thị trường lớn trên thế giới; trong đó có EU. Ngoài ra, nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật cũng có triển vọng tại thị trường EU; nếu DN Việt Nam có khả năng thâm nhập tốt. Và các doanh nghiệp việt đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật cao.
Hiệp định EVFTA còn là triển vọng thu hút các nhà đầu tư EU vào mảng nhựa xây dựng và các nhà đầu tư quốc tế ngoài EU vào ngành nhựa có giá trị gia tăng cao của Việt Nam.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn.
Nguồn: cafef.vn