Giá tiêu tăng mạnh là do nguyên nhân gì?

Giá tiêu tăng mạnh là do nguyên nhân gì?

20/03/2021 0 Hoàng Thị Hằng 750
Xuất khẩu hạt tiêu vẫn tăng trong dịch Covid-19, cộng với hoạt động đầu cơ, đã giúp cho giá tiêu có xu hướng tăng ở các vùng trồng trọng điểm. Điều đáng chú ý là trong khi dịch bệnh Covid-19 đã làm cho xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của nước ta gặp khó khăn lớn; thì xuất khẩu tiêu trong thời gian qua, dù có bị ảnh hưởng ít nhiều ở một số thị trường; nhưng nhìn chung vẫn diễn ra khá bình thường. Dưới đây là các lý do khiến giá tiêu tăng mạnh, Cùng Oet tìm hiểu chi tiết nhé.

Ba yếu tố giúp giá tiêu tăng mạnh

Thời gian gần đây, giá tiêu liên tục tăng mạnh, chạm mức 50.000 đồng/kg. So với hồi đầu tháng, giá tiêu hiện tăng 10.500-11.000 đồng/kg lên 48.500 –  50.000 đồng/kg.

Trao đổi với người viết ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết có ba nguyên nhân chính dẫn đến giá tiêu tăng mạnh trong thời gian qua.

Đầu tiên, tại Trung Quốc lệnh giãn cách xã hội đã nới lỏng dần, do đó nhu cầu hồ tiêu đang dần phục hồi trở lại.

Nguyên nhân thứ hai, thời điểm sau Tết, một số doanh nghiệp kí hợp đồng bán tiêu giao trong thời điểm tháng 5, do đó hiện tại nguồn cung bị thiếu tạm thời.

Theo Bộ Công Thương, nhu cầu thu mua hạt tiêu của các doanh nghiệp tăng mạnh, trong khi  đó người dân hạn chế bán ra khiến giá hạt tiêu tăng. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới; nguyên do lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ổn định.

Cuối cùng, ông Hải cho biết người dân thấy giá tăng nên găm hàng; và hạn chế bán ra để chờ giá tăng hơn nữa. Điều này khiến nguồn cung ở các doanh nghiệp vốn đã thấp nay còn khan hiếm hơn.

Đợt tăng giá chỉ là tạm thời

Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng nhận mạnh rằng; đợt tăng giá này chỉ là tạm thời chứ không phải là biểu hiện của đợt phục hồi giá dài hạn; do nguồn cung trên thế giới vẫn đang lớn hơn cầu.

Trên thực tế, giá tiêu thế giới vẫn đang trong xu hướng giảm. Theo Cục Xuất nhập khẩu ngày 18/5, tại cảng Kochi (Ấn Độ); giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 1,4% so với ngày 29/4; xuống còn 4.326 USD/tấn.

Tại cảng Hải Khẩu, Trung Quốc, ngày 17/5, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu đạt mức 4.415 USD/tấn; giảm 1,3% so với ngày 30/4.

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng bởi giá tiêu thấp; nhiều hộ dân đã thay thế loại cây này bằng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Bơn cạnh đó, dịch bệnh trên cây tiêu cũng ảnh hưởng đến diện tích trồng.

Giá tiêu tăng mạnh là do nguyên nhân gì?

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Bình Phước, tổng diện tích hồ tiêu toàn tỉnh năm 2019 là 16.855ha; giảm 132ha so với cùng kỳ. Trong đó có trên 892ha nhiễm bệnh tuyến trùng, 339ha nhiễm bệnh chết chậm chủ yếu tập chung ở 2 huyện Bù Đốp và Lộc Ninh.

Diện tích hồ tiêu của huyện Bù Đốp trong 3 năm qua giảm mạnh, do giá cả xuống, nên người trồng không khâu chăm sóc dẫn đến vườn bị suy yếu kéo theo dịch bệnh.

Mặc dù vậy, ông Hải cho biết: “Sản lượng tiêu của Việt Nam năm nay dự kiến chỉ giảm 5 -10%, không đủ để giá tiêu tăng trong dài hạn”.

Tăng cường chế biến để nâng cao giá trị

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết 95% hạt tiêu của Việt Nam dùng cho xuất khẩu còn lại 5% tiêu thụ ở nội địa.

Sản phẩm hồ tiêu chế biến chủ yếu bao gồm: Tiêu đen, tiêu trắng, tiêu nghiền bột; ngoài ra còn có các sản phẩm có số lượng ít như: tiêu đỏ, tiêu xanh, tiêu đỏ ngâm nước muối.

Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm hồ tiêu chế biến chưa hợp lý; tiêu trắng (tiêu sọ) có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 10 – 15% tổng sản lượng.

Giá tiêu tăng mạnh là do nguyên nhân gì?

Hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô; luôn cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thấp. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành hàng hạt tiêu có 18 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp; tổng công suất khoảng 70.000 – 80.000 tấn/năm.

Trong đó có 14 nhà máy có công nghệ khá hiện đại; có sản phẩm chế biến đạt các tiêu chuẩn quốc tế: ESA, ASTA… Tỉ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân là 56,4%. Chế biến công nghiệp chiếm khoảng 65% sản lượng.

Giải pháp dài hơi cho vấn đề này là phải quy hoạch lại vùng sản xuất; sau đó đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuẩn hóa quy trình canh tác; liên kết sản xuất hồ tiêu theo hướng nông nghiệp sạch. Đây là hướng đi tất yếu để phát triển cây tiêu bền vững.

Nguồn: vietnambiz.vn