Kiến trúc Pháp cổ trên đất nước Việt Nam

Kiến trúc Pháp cổ trên đất nước Việt Nam

23/03/2021 0 Nguyễn Thị Hoài 1,150

Đặc trưng nổi bật của kiến trúc Pháp đó là các đường cong trang trí. Nó thường tập trung vào những đường nét họa tiết trang trí. Các họa tiết trong các công trình biệt thự cổ điển, khách sạn phong cách cổ điển. Họa tiết thường tập trung ở mái, vòm cửa, đầu và bệ đỡ cột. Vòm cửa, cửa áp mái, mái vòm đều lấy đường cong làm chủ đạo.

Hãy cùng Oet tìm hiểu chủ đề này. Oet rất vui khi cung cấp thông tin đến các bạn.

Bưu điện Hà Nội (75 Đinh Tiên Hoàng)

kien-truc

Tòa nhà trước đây có tên là Bưu điện Hà Nội. Nó thường được người dân gọi là Bưu điện Bờ hồ. Đây là một trong những công trình công cộng đầu tiên được người Pháp xây dựng tại Hà Nội. Tòa nhà do kiến trúc sư Henri Vildieu thiết kế và được xây dựng vào các năm 1893 – 1899 theo phong cách kiến trúc tân cổ điển. Mặt chính tòa nhà nhìn ra phố Đinh Tiên Hoàng. Mặt bên là phố Lê Thạch ngày nay.

Nhà tù Hỏa Lò (1 Hoả Lò)

kien-truc

Trước đây, tên tiếng Pháp của nhà tù là Prison Centrale hay Nhà tù Trung tâm. Sau nàu được đổi thành Maison Centrale (Ngôi nhà trung tâm). Đây là một trong số những nhà tù lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương. Do kiến trúc sư Henri Vildieu thiết kế sơ bộ từ năm 1895 và xây dựng trong các năm 1896 – 1899. Kiến trúc nhà tù kiên cố, tương đối hiện đại, bố trí nghiêm mật.

Nhà tù được xây dựng ở vị trí trung tâm Thành phố trông ra 4 mặt phố: Rollande Prolonge (Hai Bà Trưng), Rue Richaud (Quán Sứ), Teinturiers (Thợ Nhuộm) và Prison (Hoả Lò). Ngày nay, công trình được giữ lại một phần quay ra phố Hoả Lò để làm Khu di tích lịch sử. Công trình thu hút đông khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (49 Lý Thái Tổ)

Nơi đây từng là chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine). Thành lập ngày 21/1/1875 ở Paris (Pháp), để phát hành giấy bạc và tiền kim loại cho các xứ thuộc địa của Pháp ở Châu Á. Tòa nhà nằm ở cuối vườn Paul Bert hay vườn Lý Thái Tổ hiện nay, trước Hồ Hoàn Kiếm. Các họa tiết trang trí Á Đông được sử dụng trang trí mặt tiền. Tòa nhà là hình hoa văn chữ triện, hình bát giác phổ biến trong kiến trúc đình, chùa Việt cổ. Ngoài trụ sở ngân hàng Đông Dương tại Hà Nội, chi nhánh tại Hải Phòng, TP HCM cũng mang kiến trúc độc đáo.

Nhà thờ Lớn (40 Nhà Chung)

Nhà thờ lớn Hà Nội khánh thành năm 1887. Thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, theo mẫu Nhà thờ Đức Bà Paris. Với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Nhà thờ có chiều dài 64,5 m, chiều rộng 20,5 m và hai tháp chuông cao 31,5 m với những trụ đá to nặng bốn góc. Đến nay, nhà thờ không chỉ là nơi hành lễ của người Công giáo. Nó còn là điểm đến của nhiều du khách khi tới Hà Nội.

Nhà khách Chính phủ (12 Ngô Quyền)

Nơi đây trước kia là Dinh thự của Thống sứ Bắc Kỳ, được xây dựng năm 1918. Mặt chính về hướng đông là đại lộ Henri Rivière (phố Ngô Quyền), về phía bắc dọc theo đại lộ Chavassieux (phố Lê Thạch). Công trình này do kiến trúc sư Adolphe Bussy thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển Pháp. Do đó có ảnh hưởng của thời kỳ Napoléon III. Tòa nhà đã trải qua bề dày lịch sử chống Pháp và chống Mỹ. Đó cũng như lưu lại dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đây làm việc năm 1945, với tên gọi Bắc Bộ Phủ.

Tràng Tiền Plaza (24 Hai Bà Trưng)

Được người Pháp xây dựng lần đầu vào năm 1901, nơi đây được gọi là Maison Godard (nhà Godard). Năm 1960, tòa nhà được đổi tên thành Bách Hóa Tổng Hợp. Thuộc sở hữu nhà nước với các mặt hàng được bày bán theo tem phiếu như vải vóc, quần áo, phụ tùng, xe đạp… Năm 2002, công trình được xây dựng lại, đổi tên thành Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza. Kinh doanh các mặt hàng từ nhu yếu phẩm đến xa xỉ phẩm.

Nhà hát Lớn Hà Nội (1 Tràng Tiền)

Trước đây, tòa nhà có tên là Nhà hát Thành phố, được khởi công vào năm 1901. Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Broyer, Harley và François Lagisquettheo phong cách tân cổ điển. Dựa trên thiết kế Nhà hát Opéra Garnier (Pháp).

Đây là một công trình văn hoá tiêu biểu, có giá trị về thẩm mỹ. Với quy mô xây dựng lớn (khoảng 900 chỗ ngồi). Nhà hát lúc đó được sử dụng là nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật cố điển như Opera, nhạc thính phòng, kịch nói… Phục vụ cho tầng lớp quan chức, thượng lưu người Pháp và một số ít người Việt giàu có.

Chợ Đồng Xuân (15 Cầu Đông)

Chợ được người Pháp xây dựng từ giữa năm 1889. Với tổng diện tích khoảng 6.500 m2, toàn bộ khu chợ gồm 5 dãy nhà liền kề nhau. Mặt tiền mang lối kiến trúc Pháp với 5 phần hình tam giác có lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.

Chợ Đồng Xuân là nơi tập trung giao thương lớn nhất Bắc Kỳ khi đó. Sau hỏa hoạn, năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại với số vốn đầu tư 68 tỉ đồng. Ngày nay, chợ được xây dựng thành 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng gần 14.000m² và khoảng 2.000 gian hàng kinh doanh.

Nguồn: vnexpress.vn