Thị trường rau củ quả sau Tết Nguyên Đán

Thị trường rau củ quả sau Tết Nguyên Đán

20/03/2021 0 Hoàng Thị Hằng 642

Dịch Covid-19 diễn biến khó lường đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nhu cầu tiêu thụ rau củ quả ở của Việt Nam. Cùng Oet chúng tôi tìm hiểu về thực trạng thị trường rau củ sau Tết nhé.

Tiêu thụ chậm hẳn

Không riêng mặt hàng cà chua, nhiều loại rau củ quả khác cũng đang rơi vào tình trạng tương tự. Chị Trần Thanh Ngân, Công ty TNHH TMDV Văn Phong Phú (thương hiệu rau Hạnh Phúc), có kinh nghiệm thương trường hơn 5 năm nay; đúc kết chưa năm nào thị trường diễn biến lạ lùng như năm nay.

Thị trường rau củ quả sau Tết Nguyên Đán

Theo chị Ngân, năm 2020, dù dịch Covid-19 bùng phát 2 lần; nhưng nhìn chung người tiêu dùng vẫn mua sắm bình thường; song từ đầu năm 2021 đến nay, mọi thứ tiêu thụ chậm lại hẳn. Đặc biệt, trong đợt bùng phát dịch trước Tết nguyên đán; một số địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội khiến đường đi của nông sản bị tắc nghẽn kéo dài đến sau Tết. Hệ quả là sau khi tháo gỡ tắc nghẽn, nông sản từ các vùng dịch đưa ra thị trường với giá rẻ chưa từng có; kéo mặt bằng giá chung xuống thấp. Thời điểm trước và sau Tết, thời tiết thuận lợi nên rau củ tươi tốt; sản lượng cao cũng là nguyên nhân quan trọng; dẫn đến tình trạng rau củ dư thừa, rớt giá.

Trước tình trạng dội chợ kéo dài, nhiều DN, nhà vườn đã chủ động giảm sản lượng. Ông Bùi Trung Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Xuân Thái Thịnh; phản ánh thị trường nông sản đang ế ẩm kéo dài. “Công ty tôi đã giảm đến 2/3 sản lượng so với năm 2019; vì tiêu thụ tại kênh chính là các hệ thống siêu thị ở TP HCM đang quá yếu; các hệ thống cạnh tranh nhau khốc liệt nên ép giá nhà cung cấp. Ngoài ra, một số nhà cung cấp đang “đạp” giá để giành thị phần khiến DN càng khó sống hơn” – ông Kiên chia sẻ.

Nỗ lực xoay xở

Trong lúc thị trường diễn biến bất lợi các kênh bán hàng quen thuộc như chợ đầu mối, siêu thị… gặp nhiều khó khăn; các DN phải nỗ lực xoay xở, tìm thêm đầu ra cho sản phẩm.

Cho rằng những khó khăn hiện tại là phép thử đối với các DN và nông dân, chị Trần Thanh Ngân nhận xét sức mua đang có dấu hiệu nhích lên. “Đây là thời kỳ chuyển đổi. Kinh doanh ế ẩm khiến DN, nhà nông giảm trồng, không chạy theo sản lượng mà chú trọng đến chất lượng cũng như chăm chút sản phẩm hơn. Những sản phẩm tốt thì sẽ tồn tại; những sản phẩm không tốt bị loại bỏ và người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều hơn” – chị Ngân nói.

Thị trường rau củ quả sau Tết Nguyên Đán

Cũng theo chị Ngân, diễn biến hiện tại khiến kế hoạch đưa hàng vào một số hệ thống bán lẻ hiện đại của công ty chị tạm gác lại. Thay vào đó, sẽ đẩy mạnh chào hàng đến các cửa hàng rau sạch; cửa hàng thực phẩm ở chợ lẻ, khu chung cư, khu dân cư… Đặc biệt, sẽ đẩy mạnh bán sỉ cho các website bán hàng trực tuyến. “Dịch Covid-19 làm thay đổi thói quen tiêu dùng; trong đó hình thành xu hướng mua nông sản tươi trên mạng. Thời gian qua, tiêu thụ của công ty ở kênh chợ đầu mối, chợ lẻ, siêu thị đều sụt giảm; nhưng qua các trung gian bán hàng online vẫn khá tốt” – chị Ngân phân tích.

Kỳ vọng thị trường tốt dần lên

Theo các DN, tiêu thụ nông sản đang có dấu hiệu nhích dần lên trong những ngày gần đây; hy vọng đến giữa năm hoặc cuối năm sẽ tốt hơn khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, sản lượng nông sản đưa ra thị trường thường năm sau cao hơn năm trước; sản xuất và kinh doanh nông sản ngày càng rủi ro hơn.

Để giải bài toán này, theo các chuyên gia nông nghiệp; những đơn vị sản xuất phải có kế hoạch thị trường, có quy mô sản xuất đủ lớn để xây dựng kế hoạch và tìm kiếm kênh tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa kênh tiêu thụ cũng là đòi hỏi bắt buộc để không phụ thuộc quá lớn vào thương lái hoặc một kênh tiêu thụ chính nào. “Bài học nông sản Hải Dương, Hà Nội; dưa hấu Ninh Thuận không bán được cho thương lái; phải nhờ cộng đồng “giải cứu” thời gian qua là dẫn chứng.

Nếu địa phương, DN, HTX sản xuất nông nghiệp chủ động làm thị trường; có liên kết với DN chế biến, các hệ thống siêu thị; xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường… thì đã có thể giảm thiểu được thiệt hại”;  một chuyên gia nông nghiệp nêu quan điểm.

Nguồn: cafef.vn