Trang trí nhà cửa ngày Tết đúng phong thủy

Trang trí nhà cửa ngày Tết đúng phong thủy

22/03/2021 0 Nguyễn Thị Thư 1,594

Theo phong tục của người Việt Nam, ngày Tết Nguyên Đán là thời điểm quan trọng trong năm vì vậy việc bày biện nhà cửa cần phải được thực hiện tỉ mỉ. Vậy trang trí nhà như thế nào thì hợp phong thủy, bạn có biết? Trước nay, đối với văn hóa Á Đông, việc trang hoàng nhà cửa dịp Tết luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, chú ý nhưng trong quá trình thực hiện, chúng ta thường vô tình phạm phong thủy.

Trong dịp Tết, nên chi tiêu xông xênh một chút bởi xét theo thuyết Âm Dương; chi tiền là dương, cất tiền là âm. Ngày Tết cứ rộng rãi một chút thì sẽ mang lại nhiều may mắn trong năm; và đồng tiền mới có điều kiện sinh sôi nảy nở. Hãy tìm hiểu cách trang trí nhà cửa ngày Tết đúng phong thủy. Hãy cùng Oet tìm hiểu về chủ đề này, Oet rất vui khi cung cấp thông tin này đến các bạn.

Ngày Tết

Trong kết cấu căn nhà thì phòng khách chính là không gian cần được chú trọng nhất trong ngày Tết Nguyên đán bởi đây là nơi gia đình sẽ sum vầy, đón tiếp khách và theo phong thủy, phòng khách cũng chính là nơi tập trung vượng khí của gia đình.

Nên chú ý mặc những trang phục màu dương như đỏ, hồng, vàng, xanh, cam,… Hạn chế những màu sắc có tính âm như trắng, đen, xám, nâu.

Đồng thời, nên bỏ bớt những đồ cũ và hạn chế dùng đồ cũ trong ngày Tết, vì đồ cũ có tính âm. Trong trường hợp sử dụng cần làm mới lại món đồ, chẳng hạn đánh bóng lư đồng để tăng tính dương.

Mâm ngũ quả

ngày tết

Mâm ngũ quả có nguồn gốc xuất phát từ triết lý Ngũ Hành. Người ta tìm kiếm 5 loại trái cây ngon nhất, những tinh túy của bốn phương; đem cúng cho tổ tiên để mong sự hanh thông.

Trong ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ); có sự tương sinh (Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy); khi ngũ hành tương sinh và vận chuyển thông suốt thì đó chính là sự hanh thông, phát triển đi lên. Ngoài ra, ngũ hành cũng có sự tương khắc (Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy); để tạo động lực cho phát triển. Ngũ hành tương khắc dạy con người phương Đông biết chấp nhận sự khó khăn; khác biệt và cả sự phá hủy.

Sự xuất hiện của mâm ngũ quả trong ngày Tết nói rằng ngày Tết không phải tất cả đều hạnh phúc; mà trong hạnh phúc cũng tiềm ẩn bất hạnh, song người ta sẽ hướng đến yếu tố hạnh phúc nhiều hơn. Trên mâm ngũ quả nên bày nhiều màu sắc dương (xanh, đỏ, vàng). Các màu âm (trắng, đen, xám, nâu) không được nổi trội. Những trái măng cụt, hồng xiêm, lê, nho, chỉ nên là chấm phá.

Bánh chưng, bánh tét

ngày tết

Bánh chưng bánh tét chính là một biểu hiện của triết lý Âm Dương, Ngũ Hành. Nguyên liệu để làm nên những chiếc bánh này có cả tính nóng (nếp, tiêu…); và tính hàn (mỡ, đậu xanh). Trong mỗi chiếc bánh có đầy đủ các màu sắc âm – dương: Màu xanh của gạo, hồng của thịt, vàng của đậu, đen của tiêu, trắng của mỡ,…

Hoa và cây cảnh

Theo quan niệm của người xưa: Xuân sinh (muôn loài sinh sôi); Hạ trưởng (cây cối đến giai đoạn trưởng thành), Thu thu (cây cối hoa màu đến giai đoạn thu hoạch); và Đông tàng (cây cối khẳng khiu trơ trọi lá như tàng hình để chờ đợi đến mùa xuân nảy lộc sinh sôi). Bởi Xuân sinh nên người ta thường trưng cây (mai, đào, quất…); hoặc ít ra cũng có một lọ hoa bày trong nhà trong ngày Tết.

Khi cắm hoa ngày Tết (dù bày phòng khách trên bàn thờ) theo đúng phong thủy thì nên cắm nhiều loại hoa và hoa nhiều màu sắc. Lọ hoa ngày Tết nên hạn chế màu trắng vì màu trắng có tính âm. Nên tăng cường các màu có tính dương như xanh, vàng, đỏ. Hầu hết người ta thường cắm hoa theo ba tầng thấp, vừa và cao, nhằm thể hiện theo nguyên lý Tam tài. Cắm bông nhỏ, bông to như một sự cân bằng âm dương.

Phủ vải đỏ trên những vật thiêng

Bàn thờ nói riêng và phòng thờ nói chung phải được dọn dẹp sạch sẽ trước đêm 30. Việc lau chùi ban thờ, đánh bóng lại lư hương đồng cho mới; cũng được coi là việc làm tăng tính dương. Thời khắc giao thừa chuyển giao giữa năm cũ và năm mới; gia chủ sẽ đứng trước ban thờ, khấn lạy, báo cáo và cầu xin sự chở che, phù hộ từ tổ tiên.

Những vật thiêng, bài vị, di ảnh, gia phả vốn thuộc về thế giới Âm và không thuộc thế giới này nên ta phải phủ kín những vật đó. Nhưng chúng ta không được dùng vải trắng hay đen để phủ mà phải dùng vải đỏ. Vì cái thiêng không thuộc thế giới này nhưng tồn tại trong thế giới này trong màu đỏ, như hiển hiện trong đời sống tâm linh vẫn đang sống (dương) trong giá trị tinh thần của người Việt.

 

Nguồn: thmland.vn