VICEM hướng đến phát triển xanh bền vững

VICEM hướng đến phát triển xanh bền vững

21/03/2021 0 Nguyễn Thị Hoài 752

Là nhà máy xi măng (XM) có sản lượng lớn nhất ASEAN, Tổng Cty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) đang bước vào kỷ nguyên công nghệ số, đồng thời đẩy mạnh “Chiến lược phát triển bền vững và sản xuất xanh VICEM” hướng đến nền sản xuất hiệu quả với môi trường xanh – sạch.

Trong chặng đường mới VICEM đang hướng đến phát triển xanh bền vững. Phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải C02. VICEM đang có bước chuyển mình phát triển xanh. Đi đầu thích ứng với xu thế phát triển chung của ngành Xi măng thế giới. Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hãy cùng Oet tìm hiểu chủ đề này. Oet rất vui khi cung cấp thông tin đến các bạn.

Đổi mới sáng tạo tạo không gian, động lực mới

VICEM

Chủ tịch Hội đồng thành viên VICEM Bùi Hồng Minh nhấn mạnh. Trong 5 năm qua, nhờ các chương trình đổi mới sản xuất, xử lý nút thắt công nghệ. Nó đã giúp VICEM tăng quy mô. Có thêm 3 triệu tấn clinker mà cơ bản không phải bỏ thêm chi phí, tiết kiệm gần 6 ngàn tỷ đồng vốn đầu tư. Góp phần làm lợi nhuận tăng gần 700 tỷ đồng hàng năm.

Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên VICEM. Với mục tiêu phát triển xanh và bền vững. VICEM đẩy mạnh tái cấu trúc toàn diện Tổng Công ty. Tập trung khởi tạo mô hình kinh tế tuần hoàn. Tổng Công ty đã ứng dụng thay thế một phần nguyên liệu đá vôi, đất sét trong sản xuất. Nhằm giảm tối đa sử dụng tài nguyên thiên nhiên bằng các nguyên liệu lấy từ chất thải của ngành kinh tế khác. Cùng các chất thải trong hoạt động hằng ngày của con người. VICEM thay thế một phần nhiên liệu từ than, dầu bằng việc đốt rác thải. Các vật chất thải có khả năng sinh nhiệt khác. Đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất xi măng. Nhằm góp phần làm sạch cho môi trường.

Tìm nguồn nhiên liệu thay thế than dầu nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên đồng thời thể hiện trách nhiệm cao của VICEM với vấn đề bảo vệ môi trường, với cộng đồng và xã hội là hướng đi đúng mà VICEM đang quyết tâm làm.

Năng suất lò nung vượt 7,55% công suất thiết kế

VICEM

Năm 2020, VICEM gặp không ít khó khăn. Do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế nhưng vẫn đạt sản lượng 21,7 triệu tấn clinker, tăng 2,8% so với năm trước. Đặc biệt, năng suất trung bình lò nung toàn hệ thống VICEM vượt 7,55% so với thiết kế. Đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay. Thời gian hoạt động trung bình của lò nung là 335 ngày/1 dây chuyền (năm 2019 là 332 ngày/1 dây chuyền). Chi phí biến đổi sản xuất clinker năm 2020 bình quân toàn VICEM là 489.000 đồng/tấn. Thấp hơn bình quân kế hoạch năm 2020 (493.000 đồng/tấn) và thấp hơn bình quân cùng kỳ năm 2019 (510.000 đồng/tấn).

Thu nhập bình quân của người lao động năm 2020 của toàn VICEM đạt 15,43 triệu đồng/người/tháng, tăng 6,7% so với năm 2019 (14,45 triệu đồng/người/tháng. VICEM tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, lá lành đùm lá rách và chương trình “Chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”… với tổng số tiền gần 80 tỷ đồng. Đồng thời vận động ủng hộ 7,5 tỷ đồng phòng, chống dịch Covid-19 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.

VICEM – trụ cột và dẫn dắt thị trường xi măng

Theo Phó Tổng giám đốc VICEM Đinh Quang Dũng. Năm 2021, VICEM đặt mục tiêu sản xuất khoảng 22 triệu tấn, tăng 1% so với năm trước. Sản xuất xi măng trên 26 triệu tấn, tăng 8%. Tổng sản phẩm tiêu thụ dự kiến 30 triệu tấn, tăng 5%. Mục tiêu doanh thu trên 35.000 tỷ đồng, tăng khoảng 7%. Lợi nhuận trước thuế ước khoảng 2.300 tỷ đồng, tăng khoảng 13%. Đồng thời tiếp tục đảm bảo ổn định mức thu nhập bình quân cho người lao động.

Tham dự hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh khẳng định. Thời gian qua, nhiều cơ chế chính sách đã tạo khuôn khổ pháp lý trong phát triển vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng. Với công suất hiện nay, ngành Xi măng đã đóng góp đáng kể vào GDP. Giúp đưa Việt Nam lọt Top 4 quốc gia có công suất sản xuất xi măng hàng đầu thế giới.

“Thời gian tới, với vai trò trụ cột và dẫn dắt thị trường, VICEM cần tập trung vào cổ phần hoá. Tái cơ cấu doanh nghiệp và thoái vốn ở những lĩnh vực không hiệu quả. Đồng thời tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”. Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh.

Nguồn: baoxaydung.com.vn