Xuất khẩu hàng dệt may có khởi sắc trong 2021 hay không

Xuất khẩu hàng dệt may có khởi sắc trong 2021 hay không

20/03/2021 0 Hoàng Thị Hằng 539

Sau khi tăng trưởng âm 10,5% trong năm 2020, bước sang năm 2021; ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu với 2 kịch bản, cao là 39 tỷ USD và kịch bản trung bình là 38 tỷ USD.

Cùng Oet tìm hiểu về chủ đề thú vị này nhé.

Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng đến giữa năm

Theo ghi nhận của AGTEX, hầu hết DN đã có đơn hàng đến hết tháng 6; một số DN có đơn hàng đến tháng 7, tháng 8. “May Sài Gòn 3 đã ký đơn hàng quần jeans, kaki xuất sang Nhật đến hết quý II. Saigon Garmex, Việt Tiến… cũng có đơn hàng tốt. Phần lớn DN đã có đơn hàng, có thể do năm ngoái tiêu thụ sụt giảm mạnh nên năm nay tăng trở lại.

Tiêu thụ chính vẫn là những thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật. Trong đó, thị trường Mỹ tăng khả quan, châu Âu tăng chưa xứng tiềm năng; do DN Việt chưa khai thác tốt lợi thế của EVFTA” . Ông Hồng nêu và phân tích thêm Việt Nam đang có lợi thế là lao động ổn định; dịch bệnh được kiểm soát nên các nhà mua hàng yên tâm đặt hàng mới với giá cả tương đối phù hợp; thuận lợi cho DN thực hiện.

Xuất khẩu hàng dệt may có khởi sắc trong 2021 hay không

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cuối năm 2020, lợi nhuận ngành thời trang toàn cầu giảm 93%; hơn 10 chuỗi cung ứng và thương hiệu thời trang phá sản (theo báo cáo của MCKinsey). Trong khi đó, nhờ không bị gián đoạn sản xuất; thị phần của hàng dệt may Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng trong năm 2020 và lần đầu đạt 20% tại thị trường Mỹ.

Tính riêng tháng 1 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt khoảng 2,6 tỉ USD; tăng 3,3% so với cùng kỳ. Do đó, kỳ vọng xuất khẩu mặt hàng dệt may năm 2021; có thể phục hồi về mức năm 2019, đạt 39 tỉ USD.

Phát triển nguồn nguyên liệu trong nước

Các DN may mặc Việt Nam lạc quan cuối năm nay sẽ bớt khó khăn và phục hồi dần; đến năm 2022 sẽ có nhiều tiến triển rõ rệt. Tuy vậy, để được thế, DN phải điều chỉnh; bám theo nhu cầu thị trường và chuyển biến nhanh hơn với những biến động thị trường để nắm bắt cơ hội. Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng nhấn mạnh yếu tố thay đổi này; trước mắt là để hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 39 tỉ USD đề ra trong năm 2021.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam; cho rằng sự thay đổi toàn diện chiến lược phát triển, đẩy mạnh liên kết; chuyển đổi phương thức kinh doanh, tìm kiếm, mở rộng thị trường mà các FTA đang mở ra cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu.

Xuất khẩu hàng dệt may có khởi sắc trong 2021 hay không

Thực tế thời gian qua, các DN đã quan tâm hơn đến việc xây dựng nguồn cung vải trong nước; để khai thác lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Anh (UKVFTA)… Trong đó, nhiều DN đã khai thác lợi thế sản xuất trong nước để xuất khẩu sang châu Âu; hưởng lợi thế theo EVFTA. Theo các DN, cơ hội tăng xuất khẩu sang châu Âu đã tạo chất xúc tác; để các nhà sản xuất nguyên phụ liệu mạnh dạn bỏ vốn đầu tư nhà máy; chuẩn bị và cung ứng nguyên phụ liệu “made in Vietnam” nhiều hơn.

Chuyển đổi sản xuất theo nhu cầu nhà mua hàng

Theo ông Phạm Văn Việt, xu hướng tiêu dùng hàng dệt may trên thế giới đang chuyển đổi theo hướng đơn giản hóa; tiết giảm tối đa, kéo giá gia công xuống thấp và gây bất ngờ lớn đối với các DN làm sản phẩm thời trang.

“Thông thường, DN dệt may phải chuẩn bị nguyên phụ liệu trong vòng 3-4 tháng; những DN chưa kịp chuẩn bị nguyên liệu sản xuất theo yêu cầu mới sẽ rơi vào bị động; DN nào chuyển đổi nhanh sẽ sớm bắt nhịp lại bình thường” – ông Việt nói và cho biết khoảng 80% DN làm hàng FOB (giao trên tàu) và CM (gia công) đang bị ảnh hưởng vì thiếu nguyên liệu; có DN thiếu đến 30%-40% nhưng chỉ là tạm thời trong thời gian ngắn.

Ông Việt dự báo hành vi khách hàng chuyển sang thời trang đơn giản chỉ là nhất thời và có thể kéo dài cả năm để thích ứng với tình hình dịch bệnh nên trước mắt; DN tạm dừng các dây chuyền sản xuất hàng thời trang, tập trung làm hàng cơ bản. Bản thân Việt Thắng Jeans đã điều chỉnh lại sản phẩm thời trang phù hợp với từng thị trường; đơn giản hóa để bán hàng online.

Bên cạnh đó là tìm giải pháp để khai thác công nghệ đã đầu tư nhưng chưa chuyển giao được do vướng dịch Covid-19, các chuyên gia nước ngoài không thể sang Việt Nam. “Năm nay, chúng tôi đặt mục tiêu tăng trưởng 10% về sản lượng, trở về mức của năm 2018. Quan trọng nhất vẫn là duy trì việc làm cho người lao động để sau khi hết dịch là tăng tốc” – ông Việt lạc quan.

Nguồn: cafef.vn