Giải pháp chống ồn mà bạn nên biết

Giải pháp chống ồn mà bạn nên biết

25/03/2021 0 Hoàng Thị Hằng 2,384

Tiếng ồn khiến các thành viên trong gia đình trằn trọc khó ngủ; dễ rơi vào trạng thái bực bội, căng thẳng. Để cách âm, chống ồn cho ngôi nhà, trước hết chúng ta cần nắm rõ phương thức lan truyền tiếng ồn và các vật liệu; phương pháp hỗ trợ giúp tìm lại những giây phút yên tĩnh.

Có một thực tế là trào lưu xây dựng nhà bằng vật liệu nhẹ; thiết kế mở cùng sự phổ biến của vô số máy móc; thiết bị giải trí khiến những ngôi nhà hiện nay ngày càng trở nên ồn ào hơn bao giờ hết; ngoại trừ một số ngôi nhà được trang bị các giải pháp cách âm tiên tiến.

Tệ hơn nữa là khi chúng ta phải chung sống với những người hàng xóm ồn ào. Làm thế nào để cách âm căn nhà khỏi tiếng ồn bên ngoài; hay từ những người hàng xóm “không biết điều”? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Nhưng trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về tính năng động của âm thanh; từ đó tìm ra biện pháp kiểm soát nó hiệu quả. Oet sẽ gửi tới các bạn thông tin cụ thể trong bài này nhé.

Tính năng động của âm thanh

Âm thanh là gì?

Âm thanh là những tiếng động do các vật thể va chạm với nhau mà tai chúng ta nghe được. Đây là một trong những hiện tượng vật lý được tạo ra do chấn động. Vật gây ra chấn động tạo ra âm thanh được gọi là nguồn âm.

Về quá trình thu nhận âm thanh, làn sóng âm thanh từ vật thể rung động phát ra; được lan truyền đi trong không gian tới tai, làm rung màng nhĩ theo đúng nhịp điệu rung động của vật thể đã phát ra tiếng. Không khí là môi trường truyền dẫn âm thanh.

Những tiếng động mà bạn thường nghe trong cuộc sống như tiếng xe cộ, tiếng gió xào xạc, tiếng mèo kêu… Khi nghe tiếng động, các dây thần kinh âm thanh trong tai người sẽ cảm nhận theo hướng khó chịu hoặc dễ chịu.

Tính chất vật lý của âm thanh

Đối với thính giác của con người

Đối với thính giác của con người; âm thanh thường là sự dao động, trong dải tần số từ khoảng 20 Hz đến khoảng 20 kHz; của các phân tử không khí; lan truyền trong không khí, va đập vào màng nhĩ, làm rung màng nhĩ và kích thích não bộ.

Âm thanh không chỉ lan truyền trong không khí mà còn trong bất cứ vật liệu nào ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí; nhưng không lan truyền được qua khoảng chân không. Vì thế, khi ở 2 phòng cạnh nhau, bạn vẫn có thể nghe được tiếng động ở phòng bên kia.

Giải pháp chống ồn mà bạn nên biết

Có một số chất truyền dẫn âm rất kém, mềm và xốp như bông dạ, cỏ khô, mút. Các chất này thường được làm vật liệu để lót tường để cách âm ở các rạp hát, phòng chiếu phim, phòng karaoke,…

Vận tốc lan truyền của âm thanh

Vận tốc lan truyền của âm thanh phụ thuộc vào môi trường truyền âm. Nếu gặp phải các chướng ngại vật như tường, hàng cây, núi đá… Thì phần lớn năng lượng của âm thanh sẽ bị phản xạ trở lại, một phần nhỏ tiếp tục truyền về phía trước. Phần bị phản xạ lại biến thành nhiệt năng tiêu tán đi.

Các bề mặt cứng hơn thường phản xạ lại tần số âm cao và âm trung. Trong khi đó, các bề mặt mềm lại có khả năng hấp thụ âm thanh. Vì thế, các vật liệu cách âm phổ biến hiện nay thường kết hợp các loại xốp; để giúp giảm âm tối đa trên quang phổ của bước sóng âm thanh.

Các mặt phẳng lớn như sàn, tường có xu hướng cộng hưởng âm trầm cũng như lan truyền âm thanh nhanh hơn. Bề mặt phẳng phản xạ lại sóng âm; thậm chí tạo hiệu ứng vang vọng kéo dài; nhất là trong trường hợp các bề mặt đối diện hoặc song song nhau. Tính đồng nhất của bề mặt quyết định khả năng truyền âm. Bề mặt càng ít đồng nhất thì âm thanh càng ít bị phản xạ lại.

Tiếng ồn là gì?

Khái niệm tiếng ồn

Đây là một khái niệm tương đối. Mỗi người có cảm nhận tiếng ồn khác nhau nên mức ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau. Về cơ bản, tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ, tần số khác nhau; sắp xếp không theo trật tự gây cảm giác khó chịu cho người nghe. Âm thanh với cường độ quá lớn, phát ra không đúng nơi, không đúng lúc; vượt quá mức chịu đựng của con người sẽ ảnh hưởng tới quá trình làm việc cũng như nghỉ ngơi của chúng ta.

Tiếng ồn được đo bằng decibel (dB). Nếu cường độ âm thanh đạt từ 80-90 dB thì được coi là rất ồn. Chỉ số này trong nhà ở không vượt quá 50 dB. Có hai nguồn âm chính gây ra tiếng ồn trong nhà, gồm tiếng ồn từ bên ngoài tác động vào và tiếng ồn nội tại bên trong.

Theo đó, nhà phố xây gần chợ, đường giao thông, nhà ga, sân bay, trường học… Thường phải chịu độ ồn cao. Tivi, máy nghe nhạc, máy giặt, tủ lạnh… Cũng đều phát ra tiếng ồn khi hoạt động, đôi khi gây phiền toái.

Tiếng ồn gây ra những hậu quả như:

  • Gây stress vì trằn trọc mất ngủ, ức chế tinh thần, bực bội.
  • Ảnh hưởng tới khả năng tập trung khi làm việc hoặc học tập.
  • Tiếng ồn có thể khiến người già dễ mắc bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Tiếng ồn có thể gây giảm thính lực.
  • Ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát triển các kỹ năng nghe và nói của trẻ em.

Hệ thống cửa, các bức tường, trần và sàn nhà thông thường chỉ có hiệu quả trong việc ngăn chặn tiếng ồn ở mức độ nhất định; chứ không cản được tiếng ồn lớn. Vậy nên để cách âm, chống ồn hiệu quả cho nhà phố; cần sử dụng các bề mặt hấp thụ âm thanh, ngăn chặn âm thanh lan truyền từ nơi này sang nơi khác hoặc cắt giảm nguồn gây ra tiếng ồn.

Các giải pháp cách âm, chống ồn hiệu quả cho nhà phố

Tại các đô thị, nhà phố không thể tránh khỏi tiếng ồn từ xe cộ đi lại; các công trường xây dựng, nhà hàng, quán ăn… Do đó, ngay từ khi lên kế hoạch xây dựng cần tích hợp các giải pháp cách âm, chống ồn hiện đại để ngăn ngừa ô nhiễm âm thanh từ bên ngoài cũng như âm thanh nội tại làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống gia đình. Sau đây là một số biện pháp cách âm cho nhà ở mà bạn có thể tham khảo, áp dụng:

Sử dụng vật liệu tiêu âm cho sàn nhà

Sàn nhà dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn bởi âm thanh truyền tải trong chất rắn tốt hơn. Nếu sàn nhà không được cách âm thì tiếng kéo ghế ở phòng ăn; tiếng bước chân trẻ em chạy nhảy trong phòng khách có thể vọng vào phòng ngủ. Vật liệu lát sàn cần đảm bảo hấp thụ tiếng ồn hiệu quả; vừa thuận tiện trong sinh hoạt, vệ sinh làm sạch.

Gia chủ nên sử dụng vật liệu dày, tiêu âm tốt để lát sàn nhà phố như gỗ, ván ép, nhựa đặc hoặc thảm lót. Sàn gỗ vừa bền chắc vừa có tính thẩm mỹ cao nhưng chi phí khá cao. Sàn nhựa có công dụng như sàn gỗ nhưng kém bền và rẻ hơn. Thảm lót có giá phải chăng, nhiều mẫu mã và linh động nhưng khó vệ sinh; nhất là nếu nhà có trẻ nhỏ. Thị trường hiện có gạch lát sàn có thể cách âm hiệu quả; được cấu tạo bởi lớp PU ở giữa và 2 lớp bề mặt bằng giấy xi măng hoặc giấy nhôm đặc biệt.

Giải pháp chống ồn mà bạn nên biết

Giải pháp cách âm sàn được đánh giá tốt nhất là để lại một khoảng trống giữa mặt sàn và kết cấu bê tông cốt thép để làm gián đoạn âm thanh. Riêng với phòng tập, phòng giải trí trong nhà, nên thiết kế sàn bằng cao su để bảo vệ sàn, cách âm và đảm bảo an toàn cho người tập luyện.

Thiết kế tường cách âm, chống ồn

Vấn đề cách âm cho tường cũng rất quan trọng; bởi tường chiếm nhiều diện tích nhất trong các bề mặt của nhà phố. Nên xây tường đôi (220mm) bằng gạch rỗng để cách âm từ bên ngoài. Đồng thời, có thể ốp thêm một lớp cách âm bên trong nhà nếu cần thiết. Giải pháp cách âm, chống ồn phổ biến là vách thạch cao chèn vật liệu xốp, mút, bông thủy tinh ở giữa.

Bên trong các phòng có thể cần phải xử lý tiêu âm bằng bề mặt không phẳng; mềm như màn nhung, vách đục lỗ, vách trang trí lồi lõm. Mặt đứng công trình nên dùng các loại gạch hoa rỗng, trồng thêm cây xanh (cây bụi tốt hơn cây to) để giảm tạp âm. Nếu có giếng trời, khoảng thông tầng, thì nên sử dụng các vật liệu nhám cho bề mặt như sơn gai, đá tự nhiên, gạch trần…

Nhà phố thường được xây tường bao ốp ván; bên trong ốp lớp xốp hoặc tấm thạch cao dày để cách âm, chống ồn. Đặt tủ sách, tủ chứa đồ lớn sát các bức tường ở phía có nguồn gây tiếng ồn; cũng giúp giảm truyền âm từ phòng này sang phòng khác.

Thiết kế hệ thống cửa cách âm

Cửa là nơi dễ bị ồn nhất vì không thể nào làm kín và cố định hoàn toàn như trần, tường, sàn nhà. Đối với hệ thống cửa trong nhà phố, gia chủ nên chú ý và xử lý tất cả các khe hở để đảm bảo chắc chắn âm thanh sẽ không lọt qua được. Nếu muốn che kín các cạnh cửa, khe cửa giúp ngăn chặn nguồn rò rỉ âm thanh; thì giải pháp tốt nhất là gắn xốp, dải cao su hoặc bơm silicon kín lên chúng.

Với cửa đi chính ra vào nhà, có thể thiết kế bổ sung thêm tiền sảnh, sảnh chờ nếu diện tích nhà đủ rộng rãi. Không nên thiết kế các cánh cửa đối diện trực tiếp với nhau để đảm bảo âm thanh không truyền từ phòng này qua phòng khác; gây nên hiện tượng cộng hưởng âm thanh. Nên bố trí các cửa so le nhau nhằm phân tán luồng âm trước khi sóng âm lan truyền đến phòng kế cận.

Với cửa sổ, cửa ra ban công, sử dụng 2 lớp cửa, cửa kính 2 lớp hoặc một lớp khí trơ nằm ở giữa 2 lớp kính… Để cách âm, cách nhiệt, chống ồn từ bên ngoài. Có thể cân nhắc sử dụng thêm rèm cửa cách âm.

Với các cửa phụ ra vào nhà, có thể sử dụng các loại cửa gỗ công nghiệp bằng ván ép nhân tạo hoặc gỗ tự nhiên có độ dày thích hợp. Tuy nhiên, không nhất thiết phải quá dày nếu như cửa ra vào và cửa sổ đã được thiết kế cách âm tốt.

Bạn nên sử dụng kết hợp các loại cửa có tính cách âm; chống ồn hiệu quả như cửa gỗ, cửa kính, cửa bằng ván nhân tạo; cửa thép vân gỗ, cửa nhôm kính, cửa nhựa lõi thép…  Cửa cách âm nên được lắp cho cả cửa chính, cửa sổ, cửa phòng ngủ, cửa ra ban công để đảm bảo tiện nghi tối ưu cho nhà phố.

Cách âm cho trần nhà, mái nhà

Trường hợp nhà đã hoàn thiện

Với nhà phố, việc cách âm cho trần và mái nhà cũng rất quan trọng. Không gian sống bên trong nhà có thể bị ồn từ phần mái, trần do tiếng mưa, tiếng công trình xây dựng xung quanh, tiếng máy bay (nhà phố khu vực gần sân bay).

Để cách âm, chống ồn hiệu quả cho nhà phố, nhất là vào mùa mưa, gia chủ không nên sử dụng mái tôn dù chúng nhẹ, bền, dễ thi công và giá thành rẻ. Thay vào đó, nên lợp mái ngói (nhà ở vùng nông thôn) và mái bê tông (nhà ở đô thị).

Tuy nhiên, nếu vẫn muốn lợp mái tôn, gia chủ có thể sử dụng tôn mát; tấm lợp 3 lớp cách âm, cách nhiệt. Với mái lấy sáng, mái giếng trời, không nên dùng tấm nhựa thông minh hay tôn sáng; vì chúng gây ồn khi trời mưa. Đối các phòng cần cách âm như phòng giải trí, chiếu phim, karaoke, cần tạo khe, ô lồi lõm, sơn sần để tiêu âm.

Chúng ta có thể thêm một lớp trần nằm dưới dưới bề mặt trần bê tông có sẵn; đó thường là trần thạch cao hoặc trần ốp gỗ bên trong lót vật liệu cách âm như cao su non, bông khoáng, bông thủy tinh, xốp màng nhôm PE-OPP, túi khí cách âm…

Trường hợp nhà chưa hoàn thiện

Trong trường hợp công trình nhà phố chưa hoàn thiện; nên lót thêm các vật liệu có khả năng cách âm vào bên trong lớp trần; đồng thời tạo khoảng cách trong vách tường để ngăn chặn âm thanh truyền qua.

Với những công trình còn chưa hoàn thiện; giải pháp cách âm chống ồn là lót thêm những vật liệu có tính cách âm vào bên trong lớp trần; tạo khoảng cách trong vách tường nhằm ngăn chặn âm thanh truyền qua.

Trên đây là một số giải pháp cách âm cho nhà ở nói chung và nhà phố nói riêng. Hy vọng rằng, những kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong việc nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp cách âm; chống ồn cho không gian sống của mình. Tùy vào từng nguồn gây ra tiếng ồn mà bạn lựa chọn giải pháp khác nhau hoặc kết hợp nhiều biện pháp cùng lúc.

Nguồn: dothi.net